Luật đặc biệt trong cờ vua
https://www.youtube.com/watch?v=F-IeywTstas https://www.youtube.com/watch?v=xQfWZFoqk3Q

Luật đặc biệt trong cờ vua

Avatar of ScotchGambitEnjoyer_VN
| 0

Cờ vua có một số các luật đặc biệt, và đây là những luật đó:

I: Nước đi đặc biệt

1. En passant (Bắt tốt qua đường)

En passant là một luật ăn quân đặc biệt trong cờ vua, khi một tốt đang ở ô xuất phát, tốt đối phương đang ở cách đó hai hàng ở cột bên cạnh thì quân tốt ở ô xuất phát di chuyển kiểu gì cũng sẽ đăng xuất:

2. Phong cấp
Phong cấp xảy ra khi quân tốt tiến xuống hàng ngang cuối của bàn cờ (1 với đen và 8 với trắng) thì tốt có thể trở thành quân nào cũng đc (tất nhiên là trừ vua và tốt)
Thường thì tốt có thể được phong cấp thành hậu (quân mạnh nhất) nhưng nó đôi khi cũng được phong thành các quân khác, thường là mã.

Những ví dụ về việc không phong hậu (Underpromotion)

3. Nhập thành

Nhập thành là nước đi duy nhất mà người chơi có thể di chuyển 2 quân cùng một lúc, khi họ di chuyển vua 2 ô về bên phải và đưa xe đi qua đầu vua sao cho xe nằm ngay cạnh vua. Ta có thể nhập thành cánh hậu và cánh vua đều được.

Chess.com trước khi cập nhật cũng được cho phép một nước nhập thành siêu xa nhưng bây giờ thì họ đã bỏ và các bạn dell phải quan tâm cái này đâu.

II: Luật hòa:

1. Stalemate (Hết nước đi)

Stalemate là khi một người chơi không thể di chuyển quân và vua không bị chiếu. Khi đó, ván cờ sẽ được xử hòa.

Và nhờ luật này, đôi khi chúng ta có thể thoát thua bằng cách nhét quân duy nhất còn di chuyển được của mình vào mồm địch (nó chỉ có thể là xe/ hậu thôi)

2. Threefold Repetition (nước đi lặp lại)

Nếu một (chuỗi) nước đi được lặp lại 3 lần thì ván cờ sẽ được xử hòa.

Và bằng luật này, chúng ta cũng có thể thoát thua như 2 ví dụ ở trên.

3. 50-move rule (luật 50 nước)

Trong 50 nước mà không có nước đi tốt hoặc không có nước ăn quân thì ván cờ được tính hòa.

Và đây là một trường hợp rất hiếm trong cờ vua.

Ví dụ về câu đố cờ vua nổi tiếng của Giáo sư Penrose "Institute Puzzle"

4. Insufficient material (không đủ quân)

Kiểu hòa này sẽ có 2 trường hợp.

TH1: Không đủ quân chiếu hết

Như trường hợp trên, ta thấy trắng chỉ còn 1 tượng ko thể làm gì đen. Nếu một bên còn một vua và một quân nhẹ (mã, tượng) còn bên còn lại chỉ còn vua thì chắc chắn không thể chiếu hết. (Hai mã vẫn có thể chiếu hết nhưng phải gặp đối thủ siêu óc cak thì thắng được, vua tượng vs vua tượng hay vua mã vs vua mã cũng vậy.)

TH2: Bên có đủ quân để chiếu hết bị hết giờ

Trường hợp này thường xảy ra trong những ván cờ siêu chớp hoặc cờ chớp, khi bên có quân chiếu hết được bị hết giờ. Trong trường hợp này, ván cờ sẽ được xử hòa vì bên còn thời gian dù có đánh tiếp cũng không thể làm gì được đối thủ. 

5. Hòa bằng thỏa thuận

Đây có lẽ là trường hợp hòa phổ biến nhất, khi hai bên đồng ý hòa trong một thế cờ nào đó khi biết rằng không ai có thể thắng hoặc để giữ điểm cho đội.

Ví dụ về ván cờ của Lê Quang Liêm đấu Nguyễn Ngọc Trường Sơn trong giải cờ chớp 2013:

Và chắc chắn, sau blog này, kiểu gì cũng có người hỏi là tại sao tôi đăng blog này lên. Và câu trả lời là blog này để bạn đập thẳng vào mặt bọn newbie dell biết en passant là gì và chửi là hack các kiểu. T xin bọn m đấy mấy thằng newbie ạ, dell biết luật thì làm ơn đừng có chửi, việc đó chỉ làm các bạn trở nên giống đám bar where mất nước hơn thôi.